Bài truyền thông: Bệnh đau mắt đỏ ở trẻ em

Thứ sáu - 15/09/2023 06:09
Đau mắt đỏ, hay còn gọi là viêm kết mạc, là tình trạng viêm nhiễm tại mắt, thường do siêu vi gây ra. Kết mạc mắt chính là lớp màng niêm mạc lót phía bên trong mí mắt và nhãn cầu phía trước. Bình thường kết mạc có màu trắng trong, nhưng khi bị viêm nhiễm, kết mạc bị sung huyết và đỏ. Bệnh đau mắt đỏ khá phổ biến và có thể xảy ra ở mọi đối tượng, ở mọi lứa tuổi. Đặc biệt, trẻ em dưới 5 tuổi rất dễ mắc bệnh này.
Khoảng 1 tháng trở lại đây, Bệnh viện Sản Nhi Nghệ An đã khám, điều trị cho khoảng 700 trẻ bị mắc bệnh đau mắt đỏ. Mỗi ngày trung bình từ 20 - 30 trẻ mắc bệnh đến khám, điều trị. Có rất nhiều trẻ em trong độ tuổi mầm non bị mắc đau mắt đỏ.
Biểu hiện của bệnh đau mắt đỏ ở trẻ nhỏ
- Trẻ thấy cộm, ngứa và đau ở mắt kèm cảm giác nặng mi, sợ ánh sáng và chảy nước mắt.
- Mắt trẻ ra nhiều ghèn đặc, màu trắng đục, vàng hoặc xanh, có thể gây dính mi, đặc biệt là vào buổi sáng sau khi ngủ dậy. Ghèn sau khi lau xong thường xuất hiện lại rất nhanh.
- Kết mạc mắt bị sung huyết, phù đỏ, kết mạc nhãn cầu có thể bị phù nề ra ngoài
- Hai mí mắt trên, dưới có thể bị sưng phù
- Các triệu chứng thường xảy ra ban đầu ở một bên mắt, sau đó vài ngày lan sang mắt bên kia. Tuy nhiên, cũng có nhiều trường hợp cả hai mắt cùng bị viêm đau một lúc.
- Nếu viêm kết mạc đơn thuần, thị lực của trẻ có thể không bị giảm. Tuy nhiên, nếu xuất tiết tập trung ở giác mạc và trẻ chảy nước mắt nhiều, trẻ có thể có cảm giác sương mù, nhìn kém hơn bình thường.
đau mắt đỏ

 Phòng ngừa bệnh đau mắt đỏ ở trẻ nhỏ như thế nào?
- Rửa tay sạch sẽ cho trẻ bằng xà phòng diệt khuẩn trước, sau khi ăn hoặc sau khi trẻ chơi, nghịch dưới đất. Nếu trẻ đã lớn và có thể tự rửa tay, cha mẹ cần dặn trẻ thường xuyên rửa tay kỹ bằng xà phòng.
- Cho trẻ sử dụng đồ dùng cá nhân riêng như: khăn mặt, khăn tắm, gối, …
- Thường xuyên giặt sạch khăn
 mặt, khăn tắm của trẻ bằng xà phòng để đảm bảo vệ sinh. Tốt nhất là nên giặt hàng ngày.
- Thường xuyên rửa, vệ sinh đồ chơi của trẻ sạch sẽ
- Nhắc trẻ không được dùng tay dụi mắt
- Trong trường hợp trẻ dễ bị viêm kết mạc do dị ứng, cha mẹ nên hạn chế mở cửa ra vào và cửa sổ vào những ngày có nhiều phấn hoa. Bên cạnh đó, cha mẹ cần thường xuyên hút bụi trong nhà để hạn chế tác nhân gây dị ứng cho trẻ.
Khi có các dấu hiệu đau mắt đỏ, cần tới khám và điều trị tại các cơ sở y tế để được hướng dẫn điều trị, tránh những tai biến đáng tiếc. Tuyệt đối không sử dụng thuốc theo mách bảo hoặc dùng đơn thuốc của người này điều trị cho người khác.
Không nên điều trị theo các kinh nghiệm dân gian như xông mắt bằng các loại thuốc, lá cây để tránh làm bệnh nặng thêm và nguy cơ bội nhiễm. Khi phát hiện trẻ mắc bệnh đau mắt đỏ cần cho trẻ nghỉ ở nhà tránh sự lây lan rộng.

Tổng số điểm của bài viết là: 1 trong 1 đánh giá

Xếp hạng: 1 - 1 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Hoa hieu
Dịch vụ công trực tuyến
Công báo nghệ an
Thư điẹn tử
Hỏi đáp
Thông tin người phát ngôn
Thông tin tuyên truyền, phổ biến chính sách, pháp luật
Thông tin doanh nghiệp, cơ hội đầu tư
Thông tin các dự án và các hạng mục đầu tư
Quản lý văn bản
Cổng thông tin thị xã
Thống kê
  • Đang truy cập92
  • Hôm nay0
  • Tháng hiện tại93,903
  • Tổng lượt truy cập984,723
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây