Truyền thông chính sách: Cầu nối tạo sự đồng thuận

Thứ ba - 05/11/2024 03:53
Muốn chủ trương, đường lối của Đảng; chính sách pháp luật của Nhà nước đến với người dân kịp thời, chính xác, đầy đủ thì công tác truyền thông chính sách phải được đề cao, đẩy mạnh. Thực hiện tốt công tác này sẽ tạo được sự ủng hộ, hợp tác, chủ động tham gia của người dân vào quá trình thực thi chính sách.
1241
Truyền thông chính sách đóng vai trò hết sức quan trọng đến quá trình phát triển kinh tế -xã hội
Truyền thông chính sách là cách thức của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong việc đưa các chủ trương, chính sách của Đảng; pháp luật của Nhà nước đến với người dân nhằm tạo sự đồng thuận, nhất trí cao của dư luận trước khi ban hành hoặc tổ chức thực thi chính sách. Thời gian qua, công tác truyền thông các chủ trương, đường lối của Đảng; chính sách, pháp luật của Nhà nước đã được coi trọng với phương châm truyền thông luôn phải đi trước một bước để thống nhất nhận thức, tạo sự đồng thuận trong toàn xã hội, kịp thời phát hiện và xử lý hiệu quả đối với những thông tin xấu độc, cố tình xuyên tạc sai lệch bản chất, không có lợi cho sự phát triển của đất nước, của địa phương.
Tiềm năng và lợi thế
Với số lượng các cơ quan báo chí Trung ương đăng ký hoạt động trên địa bàn tỉnh đứng thứ tư cả nước với hơn 80 cơ quan (hơn 100 nhà báo được cấp thẻ), chưa kể đến 3 cơ quan báo chí chủ lực của tỉnh với gần 200 nhà báo hoạt động, bên cạnh đó còn có các cơ quan truyền thông khác: bao gồm Cổng thông tin điện tử của các cơ quan Đảng, nhà nước; các trang thông tin điện tử tổng hợp, hệ thống thông tin cơ sở của 460 xã, phường, thị trấn; các phương thức truyền thông mới qua mạng xã hội như facebook, zalo, tin nhắn qua hệ thống viễn thông…đã góp phần rất lớn vào việc truyền tải kịp thời những thông điệp, những nội dung quan trọng về chính sách của Nhà nước, của tỉnh đến với người dân.
Ngoài ra, hiện trên địa bàn tỉnh có 16 đơn vị có Trang thông tin điện tử đang hoạt động độc lập, tự quản trị kỹ thuật gồm: Công an Nghệ An, Thị xã Cửa Lò, Tỉnh đoàn, Đài PTTH, Báo Nghệ An, Cục Thuế Nghệ An, Bảo hiểm xã hội, Ban Quản lý Khu Dự trữ sinh quyển miền Tây Nghệ An, Đài Khí tượng thủy văn Bắc Trung bộ, Sở Giáo dục và Đào tạo, Ủy Ban Mặt trận Tổ quốc tỉnh, Cục Hải quan tỉnh, Hội Nông dân tỉnh, Trung tâm Xúc tiến Đầu tư Thương mại Du lịch, Tòa án nhân dân tỉnh Nghệ An, Liên đoàn Lao động tỉnh. Các đơn vị có trang thông tin điện tử hoạt động độc lập cập nhật thông tin thường xuyên, kịp thời, đảm bảo chất lượng, đã góp phần rất lớn vào việc truyền tải kịp thời những thông điệp, nội dung quan trọng về chính sách của Nhà nước, của tỉnh đến với người dân.
Công tác tham mưu được triển khai đồng bộ
Xác định vai trò quan trọng của công tác truyền thông chính sách, thời gian qua, đặc biệt là sau khi có Chỉ thị số 07/CT-TTg ngày 21/3/2023 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường công tác truyền thông chính sách. Sở Thông tin và Truyền thông đã tập trung tham mưu triển khai một số giải pháp để thực hiện có hiệu quả công tác truyền thông chính sách trên địa bàn tỉnh như: Ban hành các văn bản, tạo hành lang pháp lý như Kế hoạch triển khai thực hiện Chỉ thị số 07 của Thủ tướng Chính phủ, Kế hoạch truyền thông chính sách hàng năm…để thực hiện công tác truyền thông chính sách trên địa bàn tỉnh. Các Kế hoạch được xây dựng phù hợp với tình hình thực tế của Nghệ An, từ đó tạo được bước đột phát ban đầu trong nhận thức và triển khai công tác truyền thông chính sách trên địa bàn tỉnh.
Các sở, ban, ngành, địa phương đã cử cán bộ kiêm nhiệm làm công tác truyền thông chính sách. Đây là đầu mối quan trọng, mặc dù chỉ làm công tác kiêm nhiệm nhưng đã chỉ rõ họ tên, vị trí công tác của từng cán bộ để làm đầu mối thực hiện tiếp nhận các thông tin về truyền thông chính sách trong từng thời kỳ, từng nhiệm vụ cụ thể và được tập huấn bồi dưỡng kỹ năng, nghiệp vụ truyền thông chính sách; kỹ năng sử dụng phương tiện truyền thông hiện đại (tính đến thời điểm hiện tại, Sở đã tổ chức được 06 lớp đào tạo cho cán bộ từ các sở, ban, ngành, UBND cấp huyện, xã với số lượng hơn 1.000 người).
Đặc biệt, Sở đã hướng dẫn các đơn vị, địa phương quan tâm, sử dụng, ứng dụng nền tảng số để thực hiện có hiệu quả công tác truyền thông chính sách, điều này là phù hợp với xu thế mới trong công tác Chuyển đổi số như xây dựng các video ngắn, hình ảnh động, đồ họa để truyền tải nội dung chính sách đến người dân một cách nhanh, ngắn gọn, dễ hiểu thông qua hệ thống Cổng/trang thông tin điện tử, Fanpage, nhóm zalo, tiktok … của các cơ quan hành chính Nhà nước, các tổ chức chính trị – xã hội và các cơ quan báo chí, truyền thông.
Vì vậy, các sở, ban, ngành, địa phương bước đầu đã xây dựng được kế hoạch truyền thông chính sách hàng năm, đồng thời đã tận dụng lợi thế của các phương tiện hiện đại như Cổng/trang thông tin điện tử, các ứng dụng trên mạng xã hội để phục vụ công tác truyền thông chính sách. Công tác phát ngôn, cung cấp thông tin cho báo chí, phối hợp với báo chí để triển khai các hoạt động truyền thông chính sách cũng bắt đầu được chú trọng.
Thách thức và giải pháp
Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu về truyền thông chính sách, thời gian qua, cũng đã nảy sinh những vấn đề bất cập như cách thức tổ chức lực lượng và đầu tư nguồn lực cho công tác truyền thông chính sách. Việc đổi mới công tác truyền thông chính sách bước đầu đã có hiệu quả nhưng chủ yếu vẫn tập trung ở các cơ quan tham mưu. Năng lực giải thích, diễn giải cụ thể chính sách, quy định của một số cơ quan nhà nước và cán bộ thực thi công vụ để người dân hiểu và chấp hành còn hạn chế. Nhiều đơn vị, địa phương vẫn còn có tâm lý e ngại khi tiếp xúc, cung cấp thông tin cho báo chí dẫn đến việc báo chí gặp khó khăn khi tiếp cận nguồn thông tin chính thống để thực hiện công tác truyền thông chính sách.
Hiện nay, với sự bùng nổ của internet và mạng xã hội, không gian truyền thông trở lên rộng lớn, đa dạng và có phần phức tạp, thậm chí có lúc, có nơi, trong một số trường hợp, tình huống cụ thể thì các nguồn thông tin không chính thống có xu hướng lấn át các kênh thông tin chính thống từ cơ quan nhà nước. Điều này ảnh hưởng rất lớn đến việc định hướng dư luận, làm ảnh hưởng đến niềm tin của người dân đối với cơ quan nhà nước và cán bộ công chức khi thực thi nhiệm vụ.
Để các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của nhà nước đi vào cuộc sống và phát huy giá trị, thời gian tới, các sở, ngành, địa phương cần triển khai đồng bộ tất cả các khâu trong công tác truyền thông chính sách, như:
Cấp uỷ, người đứng đầu phải nâng cao nhận thức về ý nghĩa, vai trò, tầm quan trọng, vị trí của công tác truyền thông chính sách, từ đó đổi mới tư duy, cách nghĩ, cách làm về truyền thông chính sách, không nên chỉ coi truyền thông chính sách là công việc của các cơ quan báo chí, truyền thông. Việc đổi mới truyền thông chính sách tạo điều kiện cho sự tham gia của người dân, các tổ chức và doanh nghiệp. Các hội thảo, hội nghị và các buổi tham vấn cộng đồng cần được tổ chức nhiều hơn nhằm lắng nghe ý kiến đóng góp của nhân dân.
Công tác truyền thông chính sách phải thực hiện cả trước, trong và sau khi ban hành chính sách. Cần tạo cơ chế, điều kiện để người dân, tổ chức, doanh nghiệp góp ý phản biện chính sách. Cùng với đó là gắn công tác truyền thông chính sách với việc bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác các luận điệu sai trái, thù địch. Đồng thời phải chủ động phối hợp để kịp thời cung cấp các thông tin cần thiết cho báo chí, đặc biệt khi gặp phải sự phản đối của người dân đối với chính sách cần phải kiên trì, thường xuyên, liên tục thực hiện công tác truyền thông để người dân hiểu và đồng thuận. 
Tăng cường công tác đào tạo, bồi dưỡng kỹ năng, nghiệp vụ truyền thông chính sách cho cán bộ kiêm nhiệm làm công tác truyền thông chính sách. Hợp tác với những người có sức ảnh hưởng lớn trên mạng xã hội (KOL) để thực hiện công tác truyền thông chính sách. Tận dụng tối đa tiện ích của Cổng/trang thông tin điện tử, mạng xã hội để thực hiện công tác truyền thông chính sách. Đồng thời, khuyến khích sáng tạo, đổi mới nội dung và hình thức truyền thông chính sách, làm sao truyền tải thông tin đơn giản, dễ hiểu, dễ nghe, dễ thực hiện; dễ giám sát, kiểm tra, đánh giá; dễ đi vào lòng dân, từ đó, người dân tự giác thực hiện.
Thời gian tới nếu các sở ngành, địa phương thực hiện đồng bộ các khâu nêu trên thì công tác truyền thông chính sách sẽ thực sự là cầu nối tạo sự đồng thuận của người dân trong quá trình thực thi chính sách, từ đó góp phần phát triển kinh tế xã hội, ổn định an ninh, quốc phòng trên địa bàn tỉnh.
Nguồn: https://nghean.gov.vn/xa-hoi/truyen-thong-chinh-sach-cau-noi-tao-su-dong-thuan-700016
Video: https://www.youtube.com/watch?v=EtJxzIlDthQ

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Hoa hieu
Dịch vụ công trực tuyến
Công báo nghệ an
Thư điẹn tử
Hỏi đáp
Thông tin người phát ngôn
Thông tin tuyên truyền, phổ biến chính sách, pháp luật
Thông tin doanh nghiệp, cơ hội đầu tư
Thông tin các dự án và các hạng mục đầu tư
Quản lý văn bản
Cổng thông tin thị xã
Thống kê
  • Đang truy cập9
  • Hôm nay1,685
  • Tháng hiện tại18,762
  • Tổng lượt truy cập1,069,819
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây